Thiết kế, lắp đặt tủ bếp uy tín tại Hà Nội
Cam kết chất lượng sản phẩm
Bảo hành sản phẩm tủ bếp 24 tháng
Tư vấn hỗ trợ 24/24
Trong phong thủy, bếp có liên quan mật thiết với sức khỏe và tiền tài của gia chủ. Hầu như các trường phái phong thủy đều quan trọng cách bố trí của không gian này. Vậy, chúng ta cần lưu ý những gì khi thiết kế phòng bếp, để hợp lí về kiến trúc và tốt về phong thủy?
Ba yếu tố nhận nhiệm vụ chính trong phòng bếp là: tủ lạnh, chậu rửa và bếp. Cần sắp xếp chúng một cách khoa học, để công việc trong phòng bếp đươc thực hiện một cách hiệu quả. Để làm được điều này, ta cần hiểu cách vận hành trong phòng bếp.
Đầu tiên, lấy thức ăn từ tủ lạnh, tiếp đó sơ chế ở bồn rửa, rồi đem lên bếp nấu, cuối cùng đặt thức ăn nấu xong ở bàn soạn hoặc bàn ăn.
Nhiều trường hợp, áp dụng các trường phái phong thủy, vì quá chú trọng vị trí đặt bếp nấu theo các nguyên tắc về tọa, hướng, mà quên mất công năng sử dụng của phòng bếp, như vậy sẽ gây nhiều bất tiện cho người nấu.
Để giải quyết vấn đề này, ta nên cân đối sao cho hài hòa nhất, giữa phong thủy và kiến trúc. Tọa, hướng bếp, không nhất thiết phải tốt nhất. Nếu phong thủy chỉ ở mức khá hoặc trên mức trung bình mà hợp lí về khoa học, thẩm mỹ, thì có thể cân nhắc lựa chọn.
Phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng, mà còn là nơi cả gia đình tụ họp, ăn uống, vì vậy cần đảm bảo đầy đủ nguồn sáng, tạo hiệu ứng tích cực đến chất lượng bữa ăn và tinh thần, của các thành viên trong gia đình.
Tốt nhất nên khai thác tối đa ánh sáng mặt trời vào không gian bếp. Đối với ánh sáng đèn, nên chú ý ở những vị trí bồn rửa, bếp, cần có đủ ánh sáng để thao tác, nấu nướng về đêm. Thường vị trí này sẽ gắn đèn led âm tủ, vừa tiện dụng lại tạo điểm nhấn cho căn bếp.
Đối với các gian bếp trong kiến trúc nhà phố, ở đô thị chật hẹp, không thể trổ cửa sổ, ta có thể sử dụng máy hút mùi và quạt thông gió. Để đảm bảo cho sự lưu thông không khí trong phòng bếp, nhằm tránh mùi hôi từ khói và thức ăn ám khắp nhà, đồng thời giúp hạ thấp nhiệt độ của căn bếp.
Phong thủy cho rằng, bếp phải là nơi “tàng phong tụ khí”. Tức vẫn phải có không khí lưu chuyển, thông thoáng, nhưng không đặt bếp trực tiếp nằm trên đường khí. Vậy nên thường có quan niệm sau bếp không nên có cửa sổ. Tuy nhiên, đối với kiến trúc hiện đại, ta nên nhìn nhận vấn đề này thực tế hơn.
Ví dụ nhà phố luôn bị hạn chế về mặt lấy sáng, lấy gió. Nhiều trường hợp nhà trong hẻm nhỏ, gió thổi rất hạn chế, kể cả có giếng trời hay sân sau. Quan niệm gió thổi ảnh hưởng đến ngọn lửa bếp từ hay bếp gas, lúc này không còn đúng nữa.
Vậy nên, cần có giải pháp lấy sáng, lấy gió tối đa cho căn nhà. Nên nếu phía sau hay bên cạnh bếp có cửa sổ thì càng tốt.
Phòng bếp tối kị ẩm ướt, vì ngũ hành Thủy khắc ngũ hành Hỏa của Bếp. Ngay vị trí bồn rửa nên có cửa sổ, bởi khu vực này là tác nhân gây ẩm ướt. Đồng thời, cửa sổ cũng giúp lấy sáng tự nhiên để thao tác, sơ chế thực phẩm và làm khô chén đĩa khi rửa xong.
Phòng bếp khô thoáng sẽ xua tan đi nguồn năng lượng xấu tích tụ. Một gian bếp sạch sẽ còn giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, sự ngăn nắp ở bếp sẽ làm mọi người trở nên thoải mái hơn, đây là chất xúc tác để bữa cơm thêm ngon miệng.
Nếu tập quán sinh hoạt gia đình không cần đến sự riêng tư, thì nên thiết kế bếp liên thông với những không gian khác. Mục đích để vay mượn không gian, kết nối công năng thuận tiện, nhà trở nên rộng rãi hơn. Nhà ở trước kia thường dùng dùng bếp củi, bếp than. Vì vậy bếp thường được đặt ra khỏi nhà hoặc sau nhà.
Tuy nhiên bếp hiện nay là không gian nội thất sang trọng, thậm chí tốn nhiều kinh phí nhất trong các hạng mục nội thất. Vì vậy không có lí do gì ta phải che bếp kín đáo, mà phải khoe ra. Nếu ngại các quan niệm về phong thủy, ta có thể che chắn bếp bằng lam, vách trang trí hoặc quầy bar.
Như vậy, bếp vẫn giữ được tinh thần cởi mở, hiện đại. Đa số các bà nội trợ hiện nay đều rất thích cách bố trí này, vì vừa nấu nướng, vừa có thể trò chuyện với khách, có thể quan sát được con nhỏ chơi, hoặc trông được nhà.