Cách hóa giải các yếu tố liên quan đến nước, ảnh hưởng đến bếp nấu

Nhiều người cho rằng việc kiêng kị các vị trí: bồn rửa, tủ lạnh, phòng vệ sinh, hầm phân, hố ga, bồn chứa nước,… gần bếp nấu sẽ gây ảnh hưởng xấu về phong thủy. Vậy thực hư của việc này là như thế nào và phương án hóa giải ra sao?

Phong thủy phòng bếp rất quan trọng tương quan vị trí của bếp nấu và các yếu tố liên quan đến nước như: bồn rửa, tủ lạnh, phòng vệ sinh, hầm phân, hố ga, đường ống cấp thoát nước, bồn chứa nước dưới trệt, hay ngay cả bồn nước trên mái. Vì tất cả các yếu tố này đều mang ngũ hành Thủy, khắc ngũ hành Hỏa của bếp, làm năng lượng hành Hỏa suy yếu nếu chúng đặt gần, đối diện, phía trên, phía dưới bếp.

Theo quan niệm phong thủy từ ngàn xưa, bếp đại diện cho tài lộc, hạnh phúc, sức khỏe,…của gia đạo, nếu bếp có vấn đề xấu thì thật kém may mắn. Cùng tìm hiểu chi tiết từng yếu tố tác động đến bếp, qua phân tích dưới đây:

1. Bồn rửa, tủ lạnh. 

Đây là hai thiết bị thường đặt gần bếp nhất, vì quy trình nấu nướng có sự liên hệ nhau: lấy thức ăn từ tủ lạnh, tiếp đến là sơ chế ở bồn rửa, rồi mới nấu ở bếp.

Một căn bếp chuẩn về phong thủy là bồn rửa và tủ lạnh ở cùng phía, bếp sẽ đặt khác phía, không đối diện nhau. Tuy nhiên với diện tích nhà ở càng ngày càng hạn hẹp, việc đặt 3 yếu tố này cùng trên đường thẳng là không tránh khỏi.

Do đó, chỉ cần lưu tâm khoảng cách giữa bếp và bồn rửa, nên cách nhau tối thiểu 60cm. Đồng thời, cần đặt thêm 1 chậu cây xanh nhỏ giữa bếp và bồn rửa để hóa giải. Khi đó, ngũ hành Thủy của bồn rửa sẽ sinh ngũ hành Mộc của cây, rồi sinh tiếp cho ngũ hành Hỏa của bếp, như vậy Thủy sẽ không khắc Hỏa nữa, đây là nguyên lí “Tham Sinh Kị Khắc” trong phong thủy.

Các loại cây được chọn cần nhỏ gọn, sống được trong nhà như: lưỡi hổ, lan ý, nha đam, cau cảnh, trầu bà,…

Đối với tủ lạnh, thì không cần tuân theo nguyên tắc trên. Tuy tủ lạnh vẫn có ngũ hành Thủy khi mở tủ, tuy nhiên việc này không thường xuyên. Ngũ hành chủ đạo của tủ lạnh vẫn là ngũ hành Kim. Ta chỉ cần lưu ý không đặt bếp sát tủ lạnh là được, vì sức nóng của bếp ảnh hưởng không tốt đến độ bền của thiết bị điện.

2. Phòng vệ sinh.

Phong thủy đại kị phòng vệ sinh đặt lên trên, đặt cạnh hoặc cửa phòng vệ sinh đối diện bếp nấu. Phòng vệ sinh không những mang yếu tố Thủy, mà còn là Thủy uế, tức nước không được sạch sẽ, vậy nên mức độ ảnh hưởng xấu sẽ nhiều hơn.

Để hóa giải việc này, nếu không thay đổi được vị trí bếp hay phòng vệ sinh, thì tốt nhất luôn giữ phòng vệ sinh khô ráo, ngăn chia phòng vệ sinh có khu khô, khu ướt rõ ràng. Phòng vệ sinh nên tiếp xúc được ánh sáng tự nhiên, mở cửa sổ lấy thoáng và kết hợp thêm máy hút mùi.

Đặc biệt luôn có thói quen giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đặt thêm cây xanh và tinh dầu thơm để lọc không khí. Khi nhà vệ sinh không còn ẩm ướt và bẩn thỉu, thì tác động xấu đối với bếp sẽ giảm đi. Tuy nhiên, cần phải luôn tránh vị trí đặt phòng vệ sinh đè bàn thờ ông Táo, vì điều này rất xấu về mặt tâm linh.

3. Hầm phân, hố ga, bồn chứa nước dưới tầng trệt. 

Các yếu tố này đều nằm dưới mặt đất, tuy nhiên khối tích tương đối lớn, nên năng lượng ngũ hành Thủy nhiều. Vậy nên luôn cố gắng đảm bảo khoảng cách với bếp tối thiểu 2m.

4. Đường ống nước cấp, nước thoát đi ngang qua bếp.

Có 2 trường hợp xảy ra: đường ống đi dưới bếp và đi trên trần. Tất nhiên khi thiết kế đường ống né hẳn, không đi ngang qua bếp nấu thì rất tốt, vì không phạm phải quan niệm.

Nhưng trường hợp lỡ như có đi ngang bếp, thì mức ảnh hưởng cũng không đáng kể vì nước trong ống không nhiều, lại được chôn dưới lớp đất hoặc được đóng trần che lại, nên năng lượng ngũ hành Thủy đã giảm đáng kể.

5. Bồn nước trên mái đè bếp. 

Thể tích của bồn dự trữ nước trên mái là khá lớn, vì vậy nếu bếp cùng trục thẳng đứng với bồn nước trên mái cũng không nên, cần di chuyển bồn nước sang chỗ khác. Khoảng cách đặt bồn nước càng cao, càng xa so với bếp thì tác động xấu càng giảm.

Tin tức khác
Tư vấn
https://789bethv.com/ https://789bet.agency/